Có thể nói để tạo ra một bể thủy sinh đẹp là một việc không hề dễ dàng ngay cả với những người đã có kinh nghiệm. Nhưng điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn lựa chọn rêu thủy sinh là một thành phần tạo hệ sinh thái bể thủy sinh của mình. Hãy cùng tìm hiểu rêu thủy sinh – một loài thực vật đơn giản nhưng không kém phần xinh đẹp qua bài viết sau nhé!

Các loại rêu thủy sinh trồng trong hồ cá

Rêu thủy sinh khá phong phú với nhiều dòng khác nhau, mỗi dòng đều có điểm đặc trưng riêng giúp cho người chơi thủy sinh có được nhiều sự lựa chọn. Sau đây là một số dòng rêu khá phổ biến ở trên thị trường hiện nay:

Rêu Mini Taiwan

Rêu mini Taiwan
Loại rêu này chủ yếu phân bố ở Đông Á và một số nơi ở Đông Nam Á. Chúng thường được tìm thấy ở thác nước, khe suối, đất đá và những thanh gỗ lũa mục ở các đầm lầy. Không thể phủ nhận rằng loại rêu này được đánh giá có vẻ đẹp đứng hàng đầu mà bất kỳ người chơi hồ thủy sinh nào cũng muốn sở hữu nó.

Rêu mini Taiwan có thân bám với những chiếc lá nhỏ vô cùng dễ thương thường được dùng để trang trí như rêu gắn lũa với nhiều cách bài trí khác nhau. Những cây nhỏ đan xen với nhau sẽ tạo tấm thảm xanh mướt, mượt mà.

Tương tự như các loại rêu khác, rêu mini Taiwan cần có nước mát. Nếu như nồng độ CO2 không ảnh hưởng lắm đến sự phát triển của rêu thì nước mát dưới 24 độ sẽ giúp phát triển cây rất tốt.

  • Nhiệt độ thường: Từ 12 đến 24 độ C
  • PH: 5 đến 7
  • CO2: Cần có hoặc ít
  • Nước: Trong và mát
  • Ánh sáng: Cần ít
  • Phân nước: Cần thiết
  • Chiều dài: 2 đến 7cm
  • Thích hợp: Gắn trên lũa, đá làm bonsai.

Một bể sạch, nước ổn định và có thêm dưỡng chất là những điều kiện tiên quyết để chăm sóc rêu Mini Taiwan tốt nhất mà bạn cần phải có. Phân nước là nguồn dưỡng chất được bổ sung chủ yếu vào bể. Khi rêu phát triển quá tốt thì bạn nên cắt tỉa lại rêu tránh cho rêu bị già và phá dáng.

Rêu MiniFiss

Rêu MiniFiss
Rêu MiniFiss phân bố chủ yếu ở Châu Á và thường được phát hiện ở dọc đầm lầy, khe suối và kênh rạch, bờ ao hồ nước ngọt. Rêu có tán lá nhỏ nhìn rất giống rêu sao. Trên mặt đất ẩm, loại rêu này thường mọc theo từng cụm một. Ngoài tự nhiên rất khó để tìm thấy được rêu Minifiss sinh sống ở dưới nước.

Rêu Minifiss rất ưa thích môi trường nước mát có nhiệt độ từ 18 đến 23 độ C. Đồng thời nước trong và ánh sáng mạnh là điều kiện tốt thúc đẩy loại rêu này phát triển. Nếu ánh sáng yếu thì rêu rất dễ bị chuyển màu đen.

CO2 cũng là điều kiện không thể bỏ qua vì đây là điều cần thiết để rêu phát triển tốt bởi khi thiếu CO2 sẽ khiến cho cây phát triển còi cọc và chậm lớn. Trường hợp nếu không có CO2 thì nước bắt buộc phải mát thì cây mới phát triển tốt được.

  • Ánh sáng: Mạnh
  • Nước: Trong
  • Nhiệt độ: 18 đến 23 độ C
  • Phân nước: Có
  • CO2: Mạnh
  • Phát triển: Chậm
  • Chăm sóc: Dễ

Rêu Weeping

Rêu Weeping
Loài rêu này phân bố ở phía nam Nhật Bản, trong tự nhiên rêu Weeping sống tại những khu vực có độ ẩm cao, trên đất ẩm ướt, bám trên các tảng đá gần sông hồ. Hình dáng luôn luôn rũ xuống

Đây là loại rêu gắn lũa, khi buộc lên lũa hoặc dán lên đá cho nó rũ xuống trông rất đẹp mắt. Có thể nói đây là loại rêu thuộc top đầu trong danh sách yêu thích của dân thủy sinh.

  • Nhiệt độ : 18 – 28 độ C
  • pH : 5.5 – 7.5
  • Ánh sáng : trung bình
  • Độ khó : trung bình
  • Tốc độ phát triển : chậm
  • Cần CO2 : có hoặc không

Rêu Usfiss

Rêu Usfiss
Loại rêu này phân bố chủ yếu tại Mỹ, có thể tìm thấy ở gần sông hoặc hồ. Đây là một loại rêu gắn lũa thích hợp để gắn lên lũa đá và rất được tép cảnh ưa thích

  • Nhiệt độ thích hợp: (18,3 ° – 25 ° C)
  • Điều kiện ánh sáng: Vừa và mạnh
  • Tốc độ phát triển: Chậm
  • Độ khó: Trung bình
  • Chăm sóc: Dễ vừa phải
  • CO2: Yêu cầu trung bình
  • Sinh trưởng: Chậm
  • pH: 6.0 – 7.0
  • Xuất xứ: Bắc Mỹ

Rêu Flame

Rêu Flame
Rêu có hình thù độc lạ, thẳng xoắn lại giống như ngọn lửa nên còn có tên gọi khác là rêu lửa. Có thể nói rêu lửa rất đẹp và khá là dễ trồng nên rất được ưu ái trong các cây trồng thuỷ sinh.

Với những loại cây thuỷ sinh hay các loại khác thuộc họ nhà rêu, chúng thường có yêu cầu khắt khe về nhiệt độ để có thể có được sự tăng trưởng bình thường. Nhưng với rêu flame thì chúng có thể phát triển ở các mức nhiệt khác nhau miễn là không được quá 27 độ C. Nhiệt độ để rêu phát triển đẹp, lý tưởng nhất đó là ở mức từ 24 – 26 độ C.

So với các loại rêu khác thì tốc độ phát triển của rêu lửa khá nhanh tầm 1cm/1 tuần. Về CO2, rêu flame không yêu cầu quá khắt khe, chỉ cần cung cấp một lượng vừa đủ hoặc có thể ít hơn nhu cầu thực thì chúng vẫn có thể phát triển tốt.

Rêu Java

Rêu Java
Rêu Java có nguồn gốc từ đảo Java (một hòn đảo nhỏ nổi tiếng của Indonesia) và một số nước Đông Nam Á khác.

  • Nhiệt độ thích hợp: 20 – 28°C
  • Điều kiện ánh sáng: Vừa và mạnh
  • Tốc độ phát triển: Nhanh
  • Độ khó: Dễ

Rêu Java sinh sôi và phát triển đẹp nhất ở nhiệt độ khoảng 24 độ nhưng với điều kiện nhiệt độ nhiệt đới như ở Việt Nam thì cố gắng duy trì nhiệt độ 26 độ C là hợp lý.

Rêu java thích nghi với mọi loại ánh sáng, không cần ánh sáng quá mạnh nhưng nếu như sáng quá yếu thì màu sắc lá sẽ chuyển đậm, thẩm mỹ không cao.

Ngoài ra, loại rêu này cũng là rêu gắn lũa, nó có thể bám vào bất cứ thứ gì để phát triển, đặc biệt là đá, lũa, làm cho phong cảnh bể trở nên xanh và lung linh hơn.

Để tăng tốc độ phát triển của rêu java có thể sử dụng các loại phân bón, đặc biệt là phân nước. Nếu chăm sóc tốt thì rêu có thể lan ra rất nhanh.

Rêu Xmas

Rêu Xmas
Rêu Xmas có hình dáng khá đẹp, tán lá xòe đều và to hơn mấy loại rêu khác, nên rêu xmas có mặt ở khá nhiều quốc gia trên thế giới. Xmas cũng là loại rêu gắn lũa, khi gắn lũa tạo thành những cây có tán lớn đẹp như cây cổ thụ.

  • Ánh sáng: Từ thấp đến cao
  • Nhiệt độ: 15 – 28 độ C.
  • Dinh dưỡng: Trung bình                                                     
  • pH: 5.5 – 8.0
  • Tốc độ sinh trưởng: chậm (nhanh hơn khi có CO2)

Rêu xmas là loại rêu dễ trồng vì chúng có thể chịu được các điều kiện ánh sáng khá tốt. Bên cạnh đó nếu được nuôi trong môi trường nước mát thì thành quả thu được càng dễ dàng.

Rêu Sao

Rêu Sao
Đây là một loài thực vật khá nổi bật vì như tên gọi của nó, nó giống như một cụm sao nhỏ. Có thể nói rêu sao có khả năng không hoạt động trong nhiều năm. Một khi rêu khô đi, rêu vẫn sống, nhưng không phát triển. Khi được cung cấp nước trở lại, rêu sao sẽ hoạt động trao đổi chất trở lại ngay cả sau nhiều thập kỷ bị hút ẩm.

Dù sao thì đó cũng là một loại rêu ngắn, nhưng nó có rất nhiều đặc tính đặc biệt. Rêu sao có thể phát triển ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau và có thể được tìm thấy ở những vùng khí hậu khắc nghiệt trên khắp thế giới.

  • Ánh sáng: gián tiếp trung bình – cao
  • Nhiệt độ 12-26 độ C
  • Nước: không thường xuyên, đều độ ẩm
  • Độ ẩm: độ ẩm thấp – cao (20-80%)
  • Tăng trưởng 1,5-5 cm

Rêu sao có thể thích ứng với nhiều cường độ ánh sáng mặt trời khác nhau, mặc dù ưa thích ánh sáng mạnh nhưng nếu bắt buộc sống trong môi trường ánh sáng yếu thì rêu sao vẫn có khả năng phát triển tốt.

.Một đặc điểm khác biệt của rêu sao là khả năng chịu hạn cao. Nó sẽ phát triển tự nhiên trong điều kiện khô cằn.

Cách chăm sóc rêu thủy sinh

Là một loài thực vật thủy sinh rất đẹp và dễ chăm sóc, tuy nhiên không phải ai cũng biết chăm sóc đúng cách các loại rêu trong bể của mình.

Khi trồng rêu trong hồ thủy sinh bạn cần đảm bảo tạo được cho rêu sống trong môi trường ưa thích đó là ẩm thấp, mát và ánh sáng vừa. Rêu cực kì ghét kim loại nặng, trong đó có Fe.

Rêu thủy sinh thường được buộc hoặc dán vào lũa cây hay đá. Rêu sinh trưởng và phát triển dựa vào các chất  dinh dưỡng có trong nước.

Trong thời kỳ đầu khi mới trồng, đây là lúc người cần chú ý cung cấp chất dinh dưỡng cho rêu để rêu có đà phát triển. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm phân nước, rất tiện lợi cho quá trình chăm sóc rêu thủy sinh.

Dinh dưỡng cho rêu thủy sinh

Dinh dưỡng cung cấp cho rêu thủy sinh không cần quá nhiều. Nếu một hồ chơi rêu không hề có phân nền hoặc không hề cung cấp thêm phân nước thì không thể cho rêu đẹp được. Giai đoạn đầu khi mới trồng, đây là lúc người cần chú ý cung cấp chất dinh dưỡng cho rêu để rêu có đà phát triển.

Lời kết

Nuôi rêu thủy sinh không khó nếu bạn tìm hiểu kỹ được các đặc điểm của loài cây xinh đẹp này. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu thêm về những loại rêu thủy sinh phổ biến và cách chăm sóc chúng.

Share.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi cá cảnh và trồng cây thủy sinh, tôi đã có nhiều dự án thiết kế bể thủy sinh cho các khách hàng khác nhau. Tôi thành lập kienthucthuysinh.com nhằm chia sẻ kiến thức về cây thủy sinh, cá cảnh thủy sinh và các phụ kiện liên quan đến bể thủy sinh...

Leave A Reply

Exit mobile version